Lawaco Logo

Công Ty Cổ Phần Cấp Thoát Nước Lâm Đồng

Lawaco chất lượng nước vì cuộc sống!

Chúng tôi nỗ lực vì chất lượng cuộc sống cao hơn của mọi người, hướng đến sự phát triển bền vững và thịnh vượng

Lawaco Logo Trang Chủ > Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành

Lawaco, Ngày 06/11/2018

Tiền thân của Công ty Cổ phần Cấp Thoát Nước Lâm Đồng được thành lập từ rất sớm và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển cho đến nay như sau:

  • Giai đoạn từ 1918 đến 1970: Chính quyền Pháp cho xây dựng Nhà máy nước số 1. Nhà máy sử dụng nước của hồ Than Thở nên còn gọi là Nhà máy Hồ Than Thở, được sửa chữa lần 1 vào năm 1927 và nâng cấp vào năm 1938 với công suất 2.700 m3/ngày đêm, nước chủ yếu cung cấp cho một số cư dân người Pháp và khách sạn Palace, khách sạn Đà Lạt. Năm 1949, Nhà máy nước số 2 lấy nguồn nước từ hồ Xuân Hương nên gọi là Nhà máy Hồ Xuân Hương, công suất cũng chỉ là 2.700 m3/ngày đêm, cả hai nhà máy cung cấp nước cho 6/10 khu phố tại thành phố Đà Lạt với khoảng 60% dân số Đà Lạt lúc bấy giờ qua mạng lưới cấp nước có tổng chiều dài 40km, đường kính từ 40mm đến 240mm với 04 cụm bể là cụm bể Resimair (1.600 m3), cụm bể Tây Hồ (1.600 m3), bể Calipso (575 m3) và bể Dinh 2 (575 m3), với địa hình đồi núi đặc trưng của vùng cao nguyên, nhiều khu dân cư ở các vị trí cao, xa hơn nguồn cấp vì vậy ngoài cụm bể nói trên tại thành phố Đà Lạt còn có các trạm bơm “tiếp sức” để tăng áp như Trạm Lê Thái Tổ (đường Hùng Vương hiện nay), trạm Trần Hưng Đạo (đường Trần Hưng Đạo), trạm ngã ba Yersin, trạm Pasteur và trạm Dinh 3 (tại góc đường Triệu Việt Vương) hiện nay.
  • Giai đoạn từ 1970 đến 1975: Năm 1970 đơn vị sản xuất nước tại thành phố Đà Lạt với tên gọi là Công quản nước Đà Lạt có 20 cán bộ công nhân viên, có sản lượng nước sản xuất bình quân là 5.400 m3/ngày đêm, tuy nhiên do tỷ lệ thất thoát khá cao (khoảng 50%) vì vậy không cung cấp đủ cho số khách hàng sử dụng nước tại thành phố Đà Lạt lúc bấy giờ (khoảng 2.000 đồng hồ) cấp nước cho hơn 84.000 người và 15 vòi nước công cộng.
  • Đến năm 1971 được đổi tên thành Ty Cấp thủy Đà Lạt, sau đổi lại thành Trung tâm Cấp thủy Đà Lạt; tại Bảo lộc và Di Linh cũng thành lập Trung tâm Cấp thủy Bảo Lộc và Trung tâm Cấp thủy Di Linh.Cả ba đơn vị cùng trực thuộc Nha Cấp thủy (sau đổi tên thành Quốc gia Sản cấp Thủy cục). Các dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước đều do Quốc gia Sản cấp Thủy cục lập và tổ chức thực hiện.
  • Giai đoạn 1975 đến 1984: Ngày 03 tháng 4 năm 1975, thành phố Đà Lạt được giải phóng, Trung tâm Cấp thủy Đà Lạt được Ban Quân quản thành phố Đà Lạt tiếp quản, điều hành.
  • Tháng 02/1976 sau khi thành lập tỉnh Lâm Đồng (hợp nhất hai tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức) các trung tâm cấp thủy dược đổi tên thành: Nhà máy nước Đà Lạt, Nhà máy nước Bảo Lộc và Nhà máy nước Di Linh  trực thuộc Công ty Xây dựng Cấp thoát nước số 2, đến năm 1979 Công ty này bàn giao lại cho Công ty Quản lý công trình công cộng tỉnh quản lý, văn phòng Nhà máy nước Đà Lạt tại 31 Phan Bội châu, Phường 1, Thành phố Đà Lạt; Nhà máy có 30 người, công suất 5.400m3/ngày đêm phục vụ cho hơn 100.000 nhân khẩu vì vậy nước bị thiếu hụt liên tục.

Năm 1978, UBND tỉnh quyết định cho xây dựng trạm bơm Hồ Chiến Thắng để bổ sung nguồn nước cho Nhà máy xử lý nước Hồ Xuân Hương, trạm bơm có 3 tổ máy, công suất một máy là 180m3/ giờ, một tổ máy cung cấp nước thô cho nhà máy xử lý nước Hồ Than Thở và hai tổ máy còn lại cung cấp nước thô cho Nhà máy xử lý nước Hồ Xuân Hương, cán bộ công nhân viên Nhà máy nước Đà Lạt đã có sáng kiến “nối thẳng” không qua máy bơm để sử dụng nước tự chảy vào các thời điểm mực nước hồ Chiến Thắng đầy và đã tiết kiệm được nhiều chi phí điện năng. Từ năm 1979 đến 1981 đã phát triển thêm một số đường ống cấp nước như: tuyến D200 fibrocement dài 3km từ bể chứa Tây Hồ về đường Hùng Vương, đường ống D300 gang nối tiếp từ D200 fibrocement dài 4km về gần bể Calypso, ống gang D150 dài 10km cấp nước cho khu vực Hoàng Hoa Thám, Hà Huy Tập, Hoàng Văn Thụ và Ba Tháng Hai Đà Lạt.

Tháng 03/1982 Nhà máy trực thuộc Ty Xây dựng Lâm Đồng.

  • Giai đoạn từ 1984 đến 1991: Ngày 08/05/1984 UBND tỉnh Lâm Đồng ký ban hành Quyết định số 313/QĐ/UB về thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ của Nhà máy Cấp nước Đà Lạt và bổ nhiệm chính thức Ban Giám đốc nhà máy, biên chế nhà máy lúc này là 40 CB-CNV và đến cuối năm 1984 một số CB-CNV của Xí nghiệp Xây lắp 203 chuyển đến vì vậy biên chế đơn vị lúc này khoảng 70 người.Tại thời điểm này Nhà máy được Tỉnh giao quản lý vận hành Nhà máy xử lý nước Đan Kia Suối Vàng (được xây dựng từ năm 1979 đến 1984 là Nhà máy có công nghệ hiện đại nhất ở thời điểm đó do Chính phủ Đan Mạch tài trợ với giá trị 30 triệu Krone Đan Mạch, và cho vay 5 triệu USD để mua máy móc, thiết bị. Ngân sách Nhà nước đầu tư cho phần xây dựng nhà xưởng và vật tư trong nước khoảng 300 triệu đồng Việt Nam) để chuẩn bị vận hành cung cấp nước cho Thành phố Đà Lạt.
  • Công suất thiết kế của Nhà máy là 40.000 m3/ngày đêm, giai đoạn bàn giao là 25.000 m3/ngày đêm, bảo đảm cấp nước cho Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận (khoảng 150.000 người) cho đến năm 2010 và hệ thống đường ống chuyển tải D600, dài 11 km từ Nhà máy sản xuất nước Đan Kia Suối Vàng đến bể chứa nước Tùng Lâm (dung tích 5.000m3) có cao trình là 1.565m, bảo đảm cấp nước cho 95% các điểm cao tại Thành phố Đà Lạt, hệ thống chuyển tải D500 thép dài 7 km từ bể Tùng Lâm về đến ngã tư Phan Chu Trinh, D300 thép dài 5km về cụm bể Calipso, D300 gang dài 3km dẫn nước về bể Resimair cung cấp cho trung tâm Thành phố Đà Lạt và đường ống D300 dài 3km cấp nước cho bể Trần Quang Diệu.

Tháng 01/1985 Nhà máy xử lý nước Đan Kia Suối Vàng chính thức hoạt động cung cấp nước cho 4.000 hộ khách hàng với công suất 8.000 m3/ngày đêm.

  • Giai đoạn từ 1991 đến 2005: Ngày 23/03/1991 UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-UB về việc thành lập Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng, Công ty đã tiến hành tiếp nhận các đơn vị khác trong tỉnh là Nhà máy nước Bảo Lộc có 22 lao động, 6 giếng đang sản xuất với công suất 1.100m3/ngày đêm, có 1.050 đấu nối; Nhà máy nước Di Linh có 10 lao động, 03 giếng nước và công suất 402 m3/ngày đêm và có 250 đấu nối; Nhà máy nước Đức Trọng không có lao động, tuy nhiên có 2 giếng nước 32m3, và 56 đấu nối; lúc này lao động toàn Công ty là 187 người, công suất của Công ty là 27.000m3/ngày đêm, và có 25.720 đấu nối, khai thác và cung cấp nước cho Thành phố Đà Lạt, Thị xã Bảo Lộc, Thị trấn Di Linh, huyện Di Linh và Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng.
  • Sau khi tiếp nhận Công ty đã thực hiện rất nhiều biện pháp để cải thiện hệ thống cấp nước trong toàn tỉnh, cụ thể cuối năm 1991 xây dựng trạm bơm cho giếng số 9 (công suất 30m3/giờ) và giếng 10 (25m3/giờ) tại Nhà máy nước Bảo Lộc, đến năm 1993 khoan thêm giếng 13 (30m3/giờ), bên cạnh việc cải tạo, nâng cấp các giếng cũ đến cuối năm 2013, Nhà máy nước Bảo Lộc đã có 07 giếng hoạt động tốt, bảo đảm được 80% nhu cầu dùng nước của Thị xã. Số giờ cung cấp nước cho Thị xã tăng từ 04 giờ/ngày lên đến 12 giờ/ngày, công suất chung đạt 3.000 m3/ngày, đêm.

Từ năm 1998 đến 2002 với sự tài trợ của Chính phủ Đan Mạch, tại địa bàn Thành phố Đà Lạt đã triển khai dự án cải tạo hệ thống cấp nước gồm: thay toàn bộ bơm nước sạch của trạm bơm cấp II nhà máy xử lý nước Đan kia Suối Vàng, nâng cấp NMN Hồ Xuân Hương đạt công suất 6.000m3/ngày đêm, thay mới và mở rộng mạng lưới chuyển tải đến các bể chứa (ống có đường kính từ300mm đến 500mm tổng chiều dài là 31 km, ống phân phối có đường kính từ 100mm đến 250mm là 148 km, ống Dịch vụ có đường kính nhỏ hơn 100mm là 450 km), xây mới bể chứa Cao Thắng (1.000m3), xây thêm 1 bể chứa 500m3 tại cụm bể Calipso; phát triển thêm 5.000 đồng hồ nước cho các đối tương diện nghèo tại thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương.

Năm 2000 xây dựng hoàn thành Nhà máy nước Lâm Hà, công suất 1.400m3/ngày đêm.

Từ năm 2002 Công ty thực hiện việc xây dựng Vườn sinh thái Thung Lũng Vàng trên diện tích 174,9 ha đất rừng được giao khoán bảo vệ tại Nhà máy nước Đan kia suối vàng, Vườn sinh thái Thung Lũng Vàng đi vào hoạt động từ năm 2004, là một điểm nhấn về du lịch của địa phương tại thời điểm đó và cũng đã tạo công việc cho hơn 70 lao động của Công ty.

  • Giai đoạn từ 2005 đến nay: Ngày 18/10/2005, UBND tỉnh có quyết định số 2873/QĐ-UBND chuyển Doanh nghiệp nhà nước Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng thành Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng.
  • Tháng 12/2008 Nhà máy nước Bảo lộc cổ phần hóa thành Công ty cổ phần Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc và là công ty con của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng.

Tháng 12/2008 Nhà máy nước Di Linh cổ phần hóa thành Công ty cổ phần Cấp thoát nước và Xây dựng Di Linh và là công ty con của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng.

Ngày 24/12/2008 thành lập Nhà máy nước Đà Lạt bao gồm phân xưởng sản xuất và tiêu thụ nước Đà Lạt, Đội Kiểm tra quy chế và Đội quản lý Thủy lương kế; Nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển khách hàng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và Huyện Lạc Dương.

Tháng 7/2009 Nhà máy nước Đà lạt được tách thành hai đơn vị là Nhà máy nước Đà Lạt (có chức năng sản xuất nước) và Phòng Kinh doanh (sau đổi tên thành XN Cấp nước Đà Lạt - có chức năng kinh doanh nước máy, quản lý và phát triển khách hàng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương.

Tháng 12/2010 Xí nghiệp Tư vấn thiết kế cổ phần hóa thành Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Cấp thoát nước và là Công ty liên kết của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng.

Tháng 12/2010 Nhà máy nước Đức Trọng cổ phần hóa thành Công ty Cấp thoát nước và Xây dựng Đức Trọng và là công ty liên kết của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng.

Tháng 4/2011 Vườn Sinh thái Thung Lũng Vàng chuyển thành Công ty cổ phần dịch vụ Du lịch Thung Lũng Vàng Đà Lạt và là Công ty liên kết của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng.

Tháng 5/2012 thành lập đội quản lý lòng hồ Đan Kia.

Năm 2010 Công ty triển khai Tiểu dự án Cấp nước ở 6 thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đến nay các đã hoàn thành với giá trị quyết toán là: 117.189.126.372 VNĐ (trong đó vốn tín dụng của WB là 117.189.126.372 VNĐ và Vốn đối ứng là: 18.088.088.453 VNĐ) và đã đưa vào khai thác sử dụng cụ thể như sau:

  • Hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Nam Ban huyện Lâm Hà (2.000 m3/ ngày đêm) được giao cho Nhà máy nước Lâm Hà quản lý, khai thác từ 11/2012; đến 2015 bàn giao tiếp Hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Tân Hà huyện Lâm Hà (2.000 m3/ngày đêm).
  • Tháng 12/2012 thành lập Nhà máy nước Đạ Huoai, Nhà máy có chức năng quản lý và khai thác Hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Đam’Ri huyện Đahuoai (500m3/ngày đêm) đến 2015 được giao tiếp Hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Madaguôi huyện Đahuoai (1.500 m3/ngày đêm);
  • Tháng 12/2012 thành lập Nhà máy nước Đam Rông có chức năng quản lý và khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Bằng Lăng huyện Đam Rông (500m3/ngày đêm);
  • Tháng 11/2012 bàn giao Nhà máy xử lý nước Nam Ban cho Nhà máy nước Lâm Hà quản lý và khai thác.
  • Tháng 01/2013 thành lập Nhà máy nước Đơn Dương trên cơ sở Nhà máy nước Thạnh Mỹ cùng với Hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Đ’Ran huyện Đơn Dương (1.500 m3/ngày đêm).
  • Năm 2013 Công ty triển khai dự án cấp, thoát nước tại thành phố Đà Lạt cụ thể như sau: 
  • Tiểu dự án nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Đà Lạt, với tổng mức đầu tư là 382.374.000.000 đồng từ nguồn vốn vay WB và đối ứng Việt Nam, hiện nay đã hoàn thành được 95% khối lượng;
  • Tiểu dự án thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Đà Lạt với tổng mức đầu tư là 384.384.186.235 đồng (tương đương 18.575.566 USD) hiện nay đã hoàn thành được 70% khối lượng.
  • Tháng 11/2016: Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, Công ty đã thoái vốn đầu tư tại Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch Thung Lung Vàng Đà Lạt, Công ty CP Tư Vấn Xây Dựng Cấp Thoát Nước Lâm Đồng và đã chuyển giao phần vốn nhà nước tại Công ty CP Cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc về cho Thành phố Bảo Lộc.
  • Ngày 08/06/2018: Đại hội Cổ đông lần thứ nhất, chính thức thành lập Công ty Cổ phần Cấp Thoát Nước Lâm Đồng.

 

Tin liên quan

Lượt xem: 3312
Lawaco item

Quản lý và giám sát

Lawaco item
Lawaco item
Lawaco item

Khách hàng

Lawaco item

Liên kết website

Lượt truy cập

Thành viên online: 01